Hàng cấm là gì?

Hàng cấm là những mặt hàng bị nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán trao đổi bằng bất cứ hình thức nào, sở dĩ những mặt hàng đó được liệt vào danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường.

Danh mục hàng cấm không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm có tính chất thay đổi như thuốc lá điếu của nước ngoài…

Sở dĩ hàng hóa bị Nhà nước cấm là bởi vì các hàng hóa này thuộc nhóm hàng nguy hiểm, nguy hại cho con người, gây mất an toàn, an ninh xã hội, kinh tế của quốc gia.Từ các cất kích thích độc hại, vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm.

Tuy nhiên hàng cấm của mỗi quốc gia lại có sự khác nhau, tùy thuộc vào pháp luật của từng nước quy định khác nhau. Do đó, có một số loại hàng hóa thuộc hàng cấm ở quốc gia này nhưng lại được phép kinh doanh và sử dụng ở quốc gia khác.

Hàng cấm là gì?

Danh mục những loại hàng cấm

Theo Nghị định 19/2014 và Nghị định 187/2013 những mặt hàng sau thuộc danh mục những loại “hàng cấm”. Và bị cấm vận chuyển vào Việt Nam:

– Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp). Trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an, quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an). Quân dụng cho lực lượng vũ trang, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư. Và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo súng.

– Các chất ma túy thuộc danh mục những loại hàng cấm.

– Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải). Đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.

– Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

– Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.

– Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.

– Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

Các phương tiện thuộc danh mục cấm

– Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam). Trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp. Và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.

– Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.

– Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy; khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới). Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. Ô tô cứu thương; xe đạp; mô tô, xe gắn máy.

– Hóa chất độc hại theo công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.

– Thực vật, động vật hoang dã bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng. Được chế biến thuộc danh mục điều ước quốc tế. Mà Việt Nam là thành viên quy định các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng.

– Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

– Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống câu trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.

– Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái; khoáng sản đặc biệt, độc hại.

Danh mục hàng cấm

Thế nào là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm?

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Vận chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Theo đó:

– Tàng trữ hàng cấm, được hiểu là hành vi cất giữ hàng cấm bằng bất kỳ hình thức nào.

– Vận chuyển hàng cấm, được hiểu là việc đưa (di chuyển) hàng cấm từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ hình thức nào.

Tội vận chuyển hàng cấm phạt gì

Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

–  Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi

–  Đối với tội tàng trữ hàng cấm:

Có hành vi tàng trữ các sản phẩm hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh.

Tàng trữ hàng cấm được thể hiện qua hành vi cất giữ các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh để tránh sự phát hiện, kiểm soát của các cơ quan chức năng hoặc của người khác.

–  Đối với tội vận chuyển hàng cấm:

Có hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào. Việc vận chuyển có thể thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như thông qua đường bộ (ôtô, tàu hoả…); thông qua đương sông (ghe, xuồng…); thông qua đường hàng không (máy bay) bằng các thủ đoạn khác nhau như: dùng vật nuôi để vận chuyển trực tiếp, lợi dụng trẻ em, thương binh… để phục vụ việc vận chuyển.

Về hình phạt tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Theo điểu luật quy định thì mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Theo vnexpress.net

PARTNERSHIP

ASSOCIATION - MEMBERS