PACKING MACHINE FOR MOVING FACTORY PROJECT FROM BINH DUONG TO BAC NINH

Unigen Corporation, a privately held company, was founded in 1991. It specializes in the design and manufacture of custom enterprise-grade Flash storage, DRAM and ARMOUR product Applications, using its innovative hardware and software expertise. Headquartered in Fremont, California, Unigen operates its state-of-the-art, ISO 9001:2008 and ISO 14001:2004 Design, Manufacturing and Test facilities from this location.

Unigen decided to move factory from VSIP Binh Duong to  VSIP Bac Ninh in April 2016

DDV Logistics and Packing JSC was choosen to be contractor in packing machine.Estimated packing volume is 600 cbm so DDV Logistics and Packing JSC gave a solution which is effect and cost saving. Big machine was packed by wooden case and small one was on the pallet. It took 15 days to finish this project and all machines have been moved to Bac Ninh in good condition.

IMG_6800IMG_6799

ĐÓNG KIỆN GỖ DI CHUYỂN MÁY MÓC TỪ BÌNH DƯƠNG RA BẮC NINH

 

Công ty TNHH Unigen Việt Nam là công ty của Mỹ chuyên sản xuất bo mạch điện tử với dây chuyền máy móc hiện đại. Tháng 4 năm 2016 công ty Unigen quyết định chuyển nhà máy từ KCN VSIP Bình Dương ra KCN VSIP Bắc Ninh.

Công Ty DDV Logistics and Packing được lựa chọn là nhà thầu phụ cho việc đóng kiện toàn bộ dây chuyền sản xuất để phục vụ cho việc vận chuyển. Với khối lượng gần 600 khối, DDV đã đưa ra giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí đó là máy to được đóng kiện gỗ thưa và máy nhỏ đóng trên chân đế pallet, tất cả các máy đều được hút chân không để đảm bảo khi vận chuyển bằng đường biển. Dự án diễn ra trong 15 ngày. Toàn bộ máy móc đã được chuyển ra Bắc Ninh trong tình trang tốt.
IMG_6800IMG_6799

Hải quan Malaysia với Hệ thống uCustoms: Mọi lúc – mọi nơi – mọi phương tiện

Hiện nay, các cơ quan Hải quan trên thế giới đang ngày càng chịu nhiều sức ép do vừa đảm bảo thu thuế, tạo thuận lợi thương mại, vừa bảo vệ xã hội và đảm bảo an toàn cộng đồng.

Để giải bài toán nói trên, nhiều cơ quan Hải quan đã tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, kết nối mạng và nâng cao tốc độ xử lý của hệ thống CNTT. Đáp ứng yêu cầu nói trên, hệ thống CNTT và thủ tục cần phải được hội nhập với mạng lưới logistics toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp XNK.

Hệ thống CNTT cũng cần đảm bảo để các doanh nghiệp khai báo thông tin xuất nhập khẩu, quá cảnh của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua Cổng thông tin điện tử một cửa.

Tại nhiều quốc gia, thông thường có khoảng hơn 30 cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào việc xử lý và thông quan hàng hóa. Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu chỉ có tờ khai hải quan được xử lý bằng phương thức điện tử trong khi rất nhiều chứng từ khác vẫn phải nộp dưới dạng chứng từ giấy.

Theo đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan, trên cơ sở nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia (SW) và chuẩn hóa quy trình trao đổi thông tin, quy trình nghiệp vụ và tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, Hải quan Hoàng gia Malaysia xây dựng và sẽ đưa vào vận hành Hệ thống Hải quan mọi lúc – mọi nơi – mọi phương tiện (gọi tắt là Hệ thống uCustoms). Hệ thống uCustoms sẽ được triển khai cuốn chiếu tại các đơn vị hải quan trong phạm vi toàn quốc.

Theo kế hoạch Hệ thống uCusstoms được chạy thử nghiệm trong năm 2016 và triển khai chính thức trong năm 2017.

Hải quan mọi lúc – mọi nơi – trên mọi phương tiện

UCustoms là Hệ thống CNTT cốt lõi, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc khai báo thông tin xuất nhập khẩu, quá cảnh, manifest, thực hiện thanh toán điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử.

Trong đó, chữ “U” là viết tắt của “Ubiquitous”, nghĩa là cho phép thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện.
Cụ thể, các cơ quan quản lý biên giới, các cơ quan của Chính phủ, cơ quan cấp phép và các doanh nghiệp tham gia dây chuyền cung ứng đều sử dụng Hệ thống uCustoms để thực hiện cấp phép bằng phương thức điện tử.

Cơ quan Hải quan quản lý Hệ thống uCustoms với 8 chức năng chủ yếu, gồm: Đăng ký và xử lý cấp phép, thông quan, kiểm toán và thực thi pháp luật, kiểm soát và phòng chống buôn lậu, thu thuế và kế toán, quản lý kho tri thức, quản lý hệ thống và công nghệ.

Bên cạnh đơn vị quản lý, vận hành hệ thống, 4 đơn vị sau được thành lập:

1. Trung tâm xác định trọng điểm quốc gia: Chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin nhận được từ máy soi và hệ thống camera để đưa ra quyết định các biện pháp khẩn cấp đối với thông quan hàng hóa.

2. Trung tâm thông quan quốc gia: Thực hiện thông quan 24/7, đánh giá tờ khai và thông quan đối với hàng hóa có rủi ro thấp, xử lý thông tin đối với các tờ khai có mức rủi ro trung bình và cao.

3. Khu vực kiểm tra hải quan: Là khu vực cho phép kiểm tra hàng hóa thông quan tại tất cả các cửa vào/ra và do Nhóm đặc trách liên ngành thực hiện (SIAT).

4. Trung tâm tham vấn hải quan: Có vai trò, chức năng như Bộ phận hỗ trợ (HelpDesk), chịu trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Tác động của Hệ thống uCustoms

Để xây dựng và phát triển Hệ thống uCustoms, trước hết cần thay đổi cơ bản tư duy trong việc tái thiết thiết quy trình thủ tục (BPR) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Hệ thống uCustoms đòi hỏi tuân thủ các chuẩn mực quốc tế của WCO. Do đó, cần đóng góp của rất nhiều các Bộ, ngành, đơn vị liên quan và cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình xây dựng Hệ thống uCustoms cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các thể chế tài chính nhằm tạo thuận lợi trong thực hiện thanh toán điện tử và triển khai các giải pháp tạo thuận lợi thương mại khác.

Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo xây dựng thành công Hệ thống uCustoms là thiết lập kênh thông tin thông suốt và nhanh chóng, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho tất cả các bên liên quan.

Cụ thể, một chiến dịch tuyên truyền đã được triển khai từ ngày 28/5/2014 tại Kuala Lumpur với sự tham dự của Tổng cục trưởng Hải quan Malaysia, ông Dato’ Sri Khazali bin Haji Ahmad. Ngay sau đó, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện tại tất cả các bang Malaysia và kết thúc vào ngày 20/8/2014 tại Học viện Hải quan Hoàng gia Malaysia (AKMAL). Tổng cộng, 2.066 đại biểu đã tham dự buổi kết thúc chiến dịch tuyên truyền này.

Trong quá trình tuyên truyền, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại về tác động của Hệ thống uCustoms đối với hoạt động của họ và liệu hệ thống mới này mang lại lợi ích cho họ hay không. Các đại biểu cũng bày tỏ quan tâm về thách thức mà Hải quan Hoàng gia Malaysia cần phải đối phó trong thời gian tới. Những quan ngại nói trên được phản ánh nhiều lần trong thời gian thực hiện chiến dịch tuyên truyền. Để đảm bảo những quan ngại nói trên được xử lý và trả lời một cách thỏa đáng, Hải quan Malaysia đã thành lập Nhóm làm việc về Hệ thống uCustoms để khảo sát, tổng hợp và trả lời các ý kiến, vướng mắc.

Tại đợt khảo sát, 1.352 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp trong đó có Hiệp hội giao nhận hàng không Malaysia đã được nghe trình bày về các chức năng của Hệ thống, khái niệm Cơ chế một cửa quốc gia, quản lý sự thay đổi, đào tạo. Sau đó, các đại biểu tiến hành thảo luận. Kết quả thảo luận cho thấy có 77% các ý kiến cho rằng Hệ thống uCustoms là rất hiệu quả, 82% ý kiến cho rằng rất quan trọng và 79% đại biểu cho biết sẽ ủng hộ thực hiện hệ thống này trong thời gian tới.

Mô hình dữ liệu WCO

Mô hình cơ sở dữ liệu WCO là tập hợp các chuẩn mực quốc tế về dữ liệu và thông tin liên quan đến quản lý biên giới của các cơ quan quản lý nhà nước. Mô hình này được xây dựng và phát triển trên cơ sở rà soát, đối chiếu với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, phù hợp với quy định quốc gia và hoạt động của doanh nghiệp.

Đề xuất thay đổi của Mô hình dữ liệu WCO (DMR) được chuyển tới Nhóm dự án mô hình dữ liệu WCO (DMPT). DMR sẽ được trình bày và thảo luận tại phiên toàn thể của DMPT và sẽ được công bố, đưa vào mô hình dữ liệu nếu có ít nhất 2 thành viên WCO ủng hộ.

Tại cuộc họp của DMPT tổ chức tại trụ sở của WCO từ ngày 09 – 13/3/2015, các đại biểu của Hải quan Malaysia đã trình bày đề xuất dữ liệu hệ thống điện tử trước Nhóm DMPT. Theo đó, Nhóm làm việc về Hệ thống uCusstoms đã xác định có 106 đề xuất thay đổi Mô hình dữ liệu. Trong suốt phiên họp, Hải quan Malaysia đã trình bày 8 DMRs, 5 trong số đó đã được chấp thuận và kết quả là được đưa vào Gói mô hình dữ liệu WCO – dưới hình thức các Gói thông tin. Gói thông tin này sẽ được tất cả các quốc gia sử dụng nếu phê chuẩn Mô hình dữ liệu.

Định hướng triển khai trong thời gian tới

Hệ thống uCustoms được kỳ vọng là sẽ giúp nâng cao hiệu quả thông quan hàng hóa, giảm thời gian thông quan, cho phép thực hiện quản lý rủi ro trước khi hàng đến. Khoảng 80% tờ khai hải quan sẽ được thông quan ngay trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro của Hệ thống quản lý rủi ro do Trung tâm xác định trọng điểm quốc gia thực hiện. Nhờ đó, nguồn lực sẽ được tập trung cho khâu kiểm tra sau thông quan. Để đảm bảo thay đổi nói trên, nguồn nhân lực được điều chỉnh lại để đáp ứng yêu cầu xử lý công việc trước và sau khi trước khi hàng đến.

Nhờ thực hiện 100% hình thức thanh toán điện tử, Hệ thống uCustoms cũng sẽ thúc đẩy thông quan hàng hóa nhanh chóng. Tiện ích này được thực hiện thông qua Chương trình JOMPAY (Chương trình thanh toán quốc gia Hải quan được xây dựng, vận hành và giám sát bởi Ngân hàng Negara Malaysia – Ngân hàng Trung ương Malaysia) với sự tham gia của các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Malaysia.

Với việc Hệ thống uCustoms được triển khai, Malaysya kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể chi phí kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh của Malaysia.

Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi: Bổ sung nhiều trường hợp miễn thuế

Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016. Trong đó, bổ sung nhiều trường hợp được miễn thuế, chuyển từ đối tượng được hoàn thuế sang miễn thuế.

Nguyên liệu, vật tư sản xuất xuất khẩu: từ hoàn thuế sang miễn thuế

Theo quy định tại khoản 1d Điều 19 Luật thuế XNK hiện hành, thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng tạm nộp thuế, sau khi XK sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu này sẽ được hoàn lại thuế; máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng XK phải nộp thuế NK.

Tuy nhiên, Luật cũng quy định hàng hóa NK để gia công sau đó XK sản phẩm gia công thuộc đối tượng miễn thuế (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị).

Về bản chất kinh tế thì hai trường hợp này giống nhau, đều là hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK, không tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng chế độ thuế, chế độ quản lý hải quan áp dụng khác nhau.

Theo qui định tại điểm E3 (phần định nghĩa) Phụ lục F Công ước Kyoto và kinh nghiệm một số nước như Nhật Bản, Hàn quốc, Malaysia, Indonesia, Pakistan thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất XK được áp dụng chế độ miễn thuế.

Qua rà soát cho thấy mức thuế NK của đa số máy móc thiết bị cho sản xuất hàng hóa XK có thuế suất 0% hoặc mức thấp. Do đó, Luật thuế XK, thuế NK sửa đổi đã chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất XK từ đối tượng hoàn thuế sang đối tượng miễn thuế.

Quy định này nhằm khuyến khích sản xuất xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cao, góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN đặc biệt là DN nhỏ và vừa (đa số DN thuộc diện này thực hiện hoạt động SXXK), nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đồng thời đơn giản thủ tục hành chính việc tạm thu để hoàn thuế đối với vật tư nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK.

Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập có thời hạn: Đối tượng miễn thuế

Bổ sung quy định tại khoản 9, Điều 16 về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập trong thời hạn nhất định.

Cụ thể bao gồm:

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.

– Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

– Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Quy định này nhằm phù hợp với điểm 22 thực hành khuyến nghị Phụ lục chuyên đề G Công ước Kyoto; cam kết với EU và sắp tới là TPP, theo đó hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập có thời hạn đều thuộc đối tượng miễn thuế.

Sửa đổi quy định về miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất của dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư

Luật thuế XK, thuế NK hiện hành quy định miễn thuế NK 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất cho một số dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trừ sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Để phù hợp với Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, tại khoản 13 Điều 11 Luật sửa đổi quy định về miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được theo hướng: Bổ sung thêm doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

Đồng thời quy định rõ việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

Chính sách này đã được quy định tại Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg. Để minh bạch, nâng cao tính pháp lý của quy định này, phù hợp với chủ trương khuyến khích phát triển ngành y tế, tại khoản 14, Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK sửa đổi đã bổ sung quy định về miễn thuế đối với trường hợp này.

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu; hàng hóa không nhằm mục đích thương mại với các trường hợp: hàng mẫu, ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ… để tạo thuận lợi cho người khai hải quan và người nộp thuế.